Trang chủ » Bật mí giúp mẹ cách cải thiện tình trạng bé hay bị trớ sữa lên mũi

Bật mí giúp mẹ cách cải thiện tình trạng bé hay bị trớ sữa lên mũi

(25/11/2021)

Ọc sữa, nôn trớ ở trẻ sơ sinh là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình khi bé hay bị trớ sữa lên mũi mà bố mẹ không biết phải làm sao. Sau đây là những cách cải thiện tình trạng ọc sữa lên mũi của trẻ sau ăn, mẹ hãy thực hiện để nhanh chóng giảm số lần bé bị nôn trớ cho con.

Rate this post

Bé hay bị trớ sữa lên mũi vì sao?

bé hay bị trớ sữa lên mũi

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi là hiện tượng phổ biến hay xảy ra

Cấu tạo của miệng, mũi và cổ họng thông nhau, nên khi sữa được đưa vào cổ họng chưa kịp nuốt xuống tới dạ dày thì có thể bị đẩy ngay lên mũi gây sặc. Tình huống này cần được xử lý sớm để tránh việc bé bị ngạt thở vì sữa tràn lên mũi.

Những nguyên nhân khiến bé hay bị trớ sữa lên mũi gồm có:

  • Các bộ phận của bé còn non yếu, cần thời gian để phát triển hoàn thiện, các van đóng mở ở cổ họng thông với mũi hoạt động chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng bé vừa bú vừa thở dễ bị sặc
  • Mẹ cho bé bú quá nhiều cùng một lúc làm bé không nuốt xuống kịp
  • Bé bị đói quá lau dẫn đến tốc độ ăn nhanh, dễ sặc
  • Bé không tập trung khi bú, cùng lúc bú bị ho, hắt hơi, nấc..

Theo dõi tình trạng của trẻ khi mẹ thấy bé hay bị trớ sữa lên mũi để xác định có phải nôn trớ bệnh lý không, từ đó có hướng xử lý kịp thời. Khi thấy con bị trớ lên mũi, bố mẹ ngay lập tức cần vệ sinh cho bé và xem đường thở của con có thông không. Nếu bé chưa thông đường thở cần sơ cứu ngay để tránh con bị ngạt và dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Bật mí cách cải thiện tình trạng bé hay bị trớ sữa lên mũi

Để cải thiện tình trạng bé hay bị trớ sữa lên mũi, mẹ hãy cho bé bú đúng cách và áp dụng những biện pháp đề phòng sặc sữa sau:

Cho bé bú đủ no, kiểm soát lượng sữa mỗi cữ

bé hay bị trớ sữa lên mũi

Mẹ không cầm ngang bình sữa khiến không khí ở đầu núm vú nhiều

Lượng sữa một lần bú quá nhiều có thể khiến sữa tràn lên mũi và gây ngạt thở, do vậy, mẹ cần kiểm soát lượng sữa mỗi lần cho bé bú.

  • Với trường hợp mẹ cho con bú, khi sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể dùng 2 ngón tay kẹp bớt đầu vú lại, hoặc vắt bớt sữa ra để sữa không tuôn ra ồ ạt dễ gây sặc
  • Với trường hợp bé bú bình, mẹ nên lựa chọn núm vú phù hợp với miệng của con. Đầu vú nhỏ khiến bé phải gắng sức mút, núm vú to thì khiến sữa xuống quá nhiều, trẻ nuốt không kịp dễ bị nôn trớ. Tư thế cầm bình sữa cũng không đặt bình nằm ngang để tránh bé bị nuốt không khí quá nhiều dễ gây trớ sữa

Chọn lựa thời điểm thích hợp cho con bú

bé hay bị trớ sữa lên mũi

Khi bé đã ngủ, mẹ nên ngừng cho con bú để tránh sặc

Thời điểm cho con bú cũng là yếu tố quan trọng mà mẹ cần lưu ý:

  • Tập cho con có thói quen bú đúng giờ, bú sau khi ngủ dậy
  • Chia nhỏ cữ bú thành nhiều lần để con không bị đói quá lâu
  • Mẹ dừng cho con bú khi thấy bé đã ngủ, không vừa ăn vừa ngủ để con không bị trớ sữa lên mũi

Cho con bú đúng theo tư thế chuẩn

bé hay bị trớ sữa lên mũi

Vỗ ợ hơi cho bé khi con ăn xong để tránh nôn trớ

Có nhiều mẹ không quan tâm nhiều về vấn đề cho con bú như thế nào mới đúng cách. Mẹ đừng chủ quan, bởi khi bé bú không đúng tư thế cũng khiến cho bé hay bị trớ sữa lên mũi. Tư thế phổ biến nhất được áp dụng là cách cao đầu bé so với thân dưới thật thoải mái, không gập cổ con hoặc ngửa cổ khi bú.

Sau khi bú xong, bé cần được vỗ ợ hơi rồi mới được đặt nằm. Trong thời gian này, mẹ hãy bế đứng con lên trong khoảng 10-15 phút để sữa xuống hết dạ dày, giảm nguy cơ trào ngược đẩy sữa lên thực quản gây nôn trớ.

Đừng quá lo lắng khi bố mẹ thấy bé hay bị sặc và trớ sữa lên mũi. Đây là biểu hiện bình thường với trẻ sơ sinh ở những năm tháng đầu đời và sẽ dần được cải thiện khi con lớn hơn. Áp dụng những biện pháp phía trên sẽ giúp bố mẹ hạn chế tình trạng này của trẻ. Tuy nhiên, nếu bé còn xuất hiện thêm nhiều biểu hiện nôn trớ liên tục kèm theo đau bụng, tiêu chảy, sốt kéo dài… thì tốt nhất bố mẹ nên tìm đến bác sĩ để bé được khám và điều trị sớm nhất nếu con có bệnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, BẠN ĐANG THIẾU MÁU CẦN BỔ SUNG SẮT VÀ AXIT FOLIC?

– Infa Biotix chứa 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (LGG) – chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột với hơn 800 nghiên cứu trên thế giới.

– Bổ sung Probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, khóc dạ đề; trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số XNQC: 3549/2020/XNQC-ATTP GIÁ BÁN: 280.000Đ/Lọ

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • 250.000đ/ 1 Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn