(09/11/2021)
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ có thể gặp một số vấn đề liên quan đến đường ruột, ví dụ như rối loạn tiêu hóa, bé bị trớ nhiều sau khi ăn. Làm cách nào để cải thiện tình trạng này? Một số biện pháp sau sẽ giúp bố mẹ khắc phục biểu hiện này ở trẻ nhỏ.
Bé bị trớ nhiều là hiện tượng phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nôn trớ là hiện tượng xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu ở những tháng đầu sau sinh, khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên trên thực quản và trào ra bên ngoài miệng bé. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa hoàn thiện như người lớn, dạ dày ở vị trí nằm ngang. Khi bé bú mẹ hay dùng sữa công thức, sữa ở dạng lỏng sẽ dễ bị đẩy ra ngoài nếu như mẹ không xử lý đúng cách sau khi cho bé bú.
Nôn trớ xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và giảm dần khi bé lớn hơn. Bên cạnh hiện tượng nôn trớ sinh lý hay gặp, bé bị trớ nhiều còn do các vấn đề bệnh lý. Bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện những bất thường ở trẻ.
Có hai nguyên nhân chính khiến cho bé bị trớ nhiều, đó là nôn trớ sinh lý (bẩm sinh) và nôn trớ bệnh lý. Biểu hiện của hai hiện tượng này như sau:
Nôn trớ sinh lý
Đặt bé ngay sau khi cho con bú cũng khiến cho trẻ dễ bị nôn trớ
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện với dạ dày nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu khiến cho bé hay bị nôn trớ sau ăn. Khi con lớn hơn và được khoảng 12-18 tháng tuổi thì nôn trớ sinh lý sẽ hết dần và biến mất hoàn toàn khi bé lớn hơn. Ảnh hưởng của một vài bệnh tiêu hóa cũng khiến con nôn trớ như: rối loạn tiêu hóa, quấy khóc, ho..
Một số hành động chăm sóc của bố mẹ chưa đúng cách cũng khiến cho bé bị nôn trớ như:
Nôn trớ bệnh lý
Con bị trớ do trào ngược dạ dày – thực quản
Ở một số trường hợp, trẻ không bị nôn trớ sinh lý mà bé bị trớ nhiều liên quan đến bệnh lý cần kiểm tra và điều trị nhanh chóng như:
Vỗ cho bé ợ hơi để tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Khi con bị nôn trớ, việc mẹ cần làm ngay lúc này chính là để con nghiêng đầu sang một bên để tránh sặc và vệ sinh miệng, họng, mũi cho con. Mẹ không bế con ngay khi bé đang nôn để tránh nguy cơ trào dịch ói vào trong phổi. Các loại thuốc chống nôn không được khuyến khích sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Một số cách cải thiện tình trạng nôn trớ sinh lý của con mẹ có thể thực hiện như:
Kết hợp bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé
Hy vọng những nguyên nhân và cách giải quyết được tổng hợp trên đây sẽ góp phần giúp bố mẹ chăm sóc con tốt hơn, bé mạnh khỏe hơn.
BẠN ĐANG MANG THAI, BẠN ĐANG THIẾU MÁU CẦN BỔ SUNG SẮT VÀ AXIT FOLIC?
– Infa Biotix chứa 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (LGG) – chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột với hơn 800 nghiên cứu trên thế giới.
– Bổ sung Probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, khóc dạ đề; trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số XNQC: 3549/2020/XNQC-ATTP GIÁ BÁN: 280.000Đ/Lọ
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ