(05/10/2021)
Biểu hiện nôn trớ là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là ở những bé đang bú mẹ. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên đôi khi bé bị nôn trớ do van dạ dày hoạt động chưa có sự đồng bộ. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khiến bé ăn hay bị nôn mẹ cần nắm rõ.
Nôn trớ sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh sau ăn
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ hoặc dùng sữa công thức dễ bị trớ sữa trước và sau khi bú. Mẹ không cần lo lắng khi bé ăn hay bị nôn, bởi hiện tượng nôn trớ này xảy ra ở những bé mới sinh vài tháng tuổi, gọi là nôn trớ sinh lý hay còn gọi nôn trớ lành tính.
Bé bị nôn hay trớ khi ăn chủ yếu là do dạ dày của trẻ sơ sinh lúc này còn nằm ngang, phần cơ thắt tâm vị yếu nên sau khi bú mẹ hay uống sữa công thức thì dễ bị nôn. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi bé phát triển hơn và lên 1 tuổi thì bé không còn nôn trớ khi ăn nữa. Mẹ có thể khắc phục tình trạng nôn trớ của con bằng cách, sau khi bé bú thì mẹ nên ôm con theo hướng thẳng đứng và vỗ cho con ợ hơi, không nên đặt nằm ngay sau khi ăn no.
Khi ăn xong con cần được vỗ ợ hơi trước khi đặt nằm
Hiện tượng bé ăn hay bị nôn còn có thể liên quan đến việc ăn uống không đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé dễ bị nôn:
Bên cạnh những nguyên nhân do sinh lý, nôn trớ do cách cho ăn thì biểu hiện nôn trớ bệnh lý mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bé ăn hay bị nôn trớ có thể do tác động của những bệnh sau:
Trào ngược dạ dày – thực quản
Hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ sơ sinh
Bé ăn hay bị nôn có thể do hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Bởi hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn toàn, có những lúc cơ vòng thực quản (ở giữa thực quản và dạ dày) đóng không kín khiến cho thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên phía trên thực quản của bé.
Trào ngược dạ dày – thực quản gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con nếu xảy ra liên tục, có khi còn gây nguy hiểm, bởi trong dạ dày có chứa dịch vị acid còn thực quản có kiềm sẽ gây ra phản ứng khi gặp nhau. Bệnh lý này nên được điều trị sớm để làm giảm các triệu chứng, điều trị không tốt hoặc không xử lý có thể dẫn tới:
Chứng hẹp môn vị
Hẹp môn vị gây nôn ói ở trẻ sau ăn
Bé ăn hay bị nôn có thể bởi chứng hẹp môn vị (hẹp phì đại môn vị) khá hiếm gặp ở một số trường hợp. Hẹp môn vị là hiện tượng môn vị (cơ vòng nối dạ dày và tá tràng) bị dày lên, lòng môn vị thu hẹp lại gây khó khăn cho sự di chuyển thức ăn và dịch vị từ dạ dày đi xuống tới ruột, gây ùn ứ thức ăn, sữa trẻ được cho bú và dội lại lên thực quản, xảy ra tình trạng nôn ói.
Trẻ bị hẹp môn vị thường là bởi bệnh lý bẩm sinh, bố mẹ hãy theo dõi bé và cho con đi khám nếu thấy có các biểu hiện khi bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức sẽ nôn trớ liên tục ở tháng đầu sau sinh, tình trạng nôn dữ dội ngay khi ăn xong. Bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật để sớm cải thiện tình trạng này của con.
Một số bệnh lý khác
Cho con đi khám ngay nếu thấy biểu hiện bất thường
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ cũng có thể do nguyên nhân các bệnh lý khác nhau, như một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoại khoa, bệnh toàn thân… với những biểu hiện bệnh như sau:
Bất kỳ biểu hiện khác thường nào ở trẻ bố mẹ cũng cần lưu ý và đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó xử lý sớm điều trị cho bé kịp thời. Không tự ý mua thuốc dùng cho con khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Bé đau bụng dữ dội kèm theo nôn trớ cần được kiểm tra sớm
Khi mẹ thấy bé ăn hay bị nôn ói, kéo dài liên tục và không có dấu hiệu giảm thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay. Mẹ cũng có thể giữ lại dịch nôn có lẫn máu hay mật xanh của con để tiện cho việc kiểm tra. Những dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:
Giai đoạn đầu đời bé có biểu hiện nôn trớ sau ăn là bình thường, đa phần trẻ sơ sinh đều sẽ gặp tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bé ăn hay bị nôn mà còn kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như trong bài thì mẹ cần cho con đi khám kiểm tra để đảm bảo xử lý kịp thời.
BẠN ĐANG MANG THAI, BẠN ĐANG THIẾU MÁU CẦN BỔ SUNG SẮT VÀ AXIT FOLIC?
– Infa Biotix chứa 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (LGG) – chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột với hơn 800 nghiên cứu trên thế giới.
– Bổ sung Probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, khóc dạ đề; trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số XNQC: 3549/2020/XNQC-ATTP GIÁ BÁN: 280.000Đ/Lọ
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ