Trang chủ » Mẹ đã biết các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

Mẹ đã biết các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

(10/03/2021)

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và non yếu. Bởi vậy, các bé rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy,… Vì vậy tìm hiểu về các vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp phòng tránh, xử trí tốt nhất cho trẻ. Bài viết điểm qua những nhóm bệnh tiêu hóa trẻ hay gặp nhất mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng nên lưu lại vào sổ tay nuôi dạy con.

Rate this post

Tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ này là do trẻ bị nhiễm lỵ trực tràng, ký sinh trùng, virus, vi khuẩn,… Ngoài ra, tiêu chảy còn do nguyên nhân dinh dưỡng của trẻ như trẻ không hấp thu được một số chất trong sữa, dị ứng đồ ăn thức uống,…

Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ đó là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần một ngày, có thể kèm thêm buồn nôn, mệt mỏi, sốt, mát thũng…Dựa vào tình trạng mất nước ở trẻ mà đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn. Thông thường, trẻ bị tiêu chảy có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên khi trẻ mất nước nặng, cần ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị.

Mẹ đã biết các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Trong trường hợp điều trị tại nhà, bố mẹ cần chú ý các lưu ý sau: dự phòng mất nước nếu chưa có dấu hiệu mất nước. Khi có dấu hiệu thì cần điều trị ngay lập tức bằng oresol, dự phòng suy dinh dưỡng, giảm thời gian và mức độ của tiêu chảy các các đợt tiêu chảy trong tương lai bằng bổ sung kẽm.

Oresol là kim chỉ nang cho cha mẹ trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên lượng oresol dùng cho trẻ cho tới khi trẻ ngừng tiêu chảy phải theo nhu cầu:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: khoảng 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ 2-10 tuổi: khoảng 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ lớn: uống theo nhu cầu.

Táo bón

Táo bón là vấn đề về tiêu hóa phổ biến thứ hai ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của táo bón là phân rắn hơn, cứng và to, phân dê, số lần đi tiêu ít hơn bình thường ( <3 lần trong một tuần), trẻ cảm thấy bị đau quặn bụng mỗi lần đi tiêu. Nguyên nhân chính của bệnh là do chế độ ăn uống không đúng cách như uống ít nước, ăn ít chất xơ…

Mẹ đã biết các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

Thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây táo bón cho trẻ

Một nguyên khác dẫn tới táo bón là do thói quen sinh hoạt không hợp lý như không đi tiêu khi mót, mắc các bệnh thuộc đại tràng, rối lọan chức năng co bóp đại tràng,..Táo bón có thể dẫn tới đau quạn bụng, đau rát khi rặn, rặn nhiều gây trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu, đau nhức cho trẻ nếu không điều trị kịp thời.

Nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm rau, chất xơ vào chế độ ăn, tăng cường thể lực. Không cho trẻ cho uống nước có ga, nước ngọt, nên dùng nước hoa quả. Bệnh táo bón có thể được phòng tránh nếu bố mẹ tập cho trẻ thói quen sinh hoạt hợp lý như đi cầu hằng ngày vào buổi sáng, ăn nhiều rau, bổ sung đủ dưỡng chất và luyện tập thể dục hàng ngày.

Nôn trớ

Hiệu tượng nôn hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn là trẻ lớn. Trẻ sẽ có hiện tượng nôn trớ, tống đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng bằng phản xạ vô điều kiện. Hiện tượng này thường xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, vận động mạnh sau khi ăn hay thay đổi tư thế đột ngột.

Nôn trớ sinh lý có do sai tư thế ăn, tuy nhiên nôn trớ thường bệnh lý có thể là dấu hiệu báo trước bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ như trào ngược dạ dày, thực quản, hệ tiêu hóa yếu, chức năng đường tiêu hóa suy giảm. Bố mẹ nên cân nhắc thay đổi chế độ ăn phù hợp cũng như liên hệ với bác sĩ trong các trường hợp cần thiết.

Mẹ đã biết các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

Nôn trớ có thể là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh lý đường ruột.

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Đây không chỉ là vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng rất dễ mắc phải. Triệu chứng của bệnh là thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản, ợ nóng, ợ chua, nôn, trớ…Cũng có những trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, khi điều trị một bệnh lý nào đó như viêm loét dạ dày, nội soi dạ dày, thì mới phát hiện bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, dạ dày, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản, thời gian lâu niêm mạc thực quản sẽ biến đổi như niêm mạc ruột. Biện pháp xử trí có thể nghiền nhỏ thức ăn và cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong một ngày, như vậy trẻ sẽ thích nghi dần với lượng thức ăn mỗi bữa.

Hội chứng ruột kích thích

Bệnh hay còn gọi là hội chứng đại tràng co thắt ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột, táo bón, hay do cơ địa trẻ.. Bệnh có triệu chứng đau quặn vùng bụng, đi ngoài, hoặc đau bụng khó chịu kèm theo táo bón. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ sử dụng nhiều thực phẩm như sữa, cà phê, đồ ăn nhiều mỡ đặc biệt là thức ăn nhanh, gia vị cay nóng, đồ ăn chứa chất kích thích.

Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh rất dễ gây lên các bệnh liên quan như trĩ, rối loạn đường ruột, hội chứng khó hấp thu…Phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi khám để biết cụ thể nguyên nhân, qua đó có hướng xử trí thích hợp.

Mẹ đã biết các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

Chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất phòng tránh các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Hầu hết các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ đều xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy dù những bệnh lý này có nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng thì đều có thể phòng tránh dễ dàng nếu bố mẹ thiết lập một chế độ hợp lý cho trẻ nhỏ.

BẠN ĐANG MANG THAI, BẠN ĐANG THIẾU MÁU CẦN BỔ SUNG SẮT VÀ AXIT FOLIC?

– Infa Biotix chứa 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (LGG) – chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột với hơn 800 nghiên cứu trên thế giới.

– Bổ sung Probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, khóc dạ đề; trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số XNQC: 3549/2020/XNQC-ATTP GIÁ BÁN: 280.000Đ/Lọ

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • 250.000đ/ 1 Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn