Trang chủ » Tổng hợp 5 cách cho bé bú không bị nôn trớ mẹ nên biết

Tổng hợp 5 cách cho bé bú không bị nôn trớ mẹ nên biết

(23/08/2021)

Ở trẻ sơ sinh thường xảy ra hiện tượng bé bị nôn trớ ngay sau khi ăn khiến cho bố mẹ rất lo lắng và muốn tìm ra cách giải quyết cho con mình. Bài viết sau tổng hợp 5 cách cho bé bú không bị nôn trớ, bố mẹ hãy áp dụng với bé để nhanh cải thiện tình trạng này.

Rate this post

Bé nôn trớ có đáng lo không?

cách cho bé bú không bị nôn trớ

Trẻ có thể bị nôn trớ do vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý

Biểu hiện nôn trớ ở trẻ ngay sau khi bú xảy ra thường xuyên ở những tháng đầu đời sau sinh. Bé có thể trớ ra một ít sữa hay thậm chí nôn trớ mạnh mẽ ngay sau khi ăn không lâu. Bố mẹ đừng lo lắng khi bé có biểu hiện này. Nôn trớ sinh lý hoàn toàn bình thường ở trẻ và không có gì đáng lo, nếu như con vẫn chơi đùa bình thường, ăn ngủ tốt, tăng cân theo chỉ số đều đặn.

Trong trường hợp bé nôn trớ kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường như: chướng bụng, đau bụng, co giật, tiêu chảy, có máu lẫn trong bãi nôn…con có thể mắc phải các bệnh lý như viêm dạ dày, tắc ruột, ngộ độc, lồng ruột, hẹp phì đại môn vị.. Bố mẹ cần ngay lập tức đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế để được kiểm tra và xác định nguyên nhân, cách điều trị thích hợp.

Tổng hợp 5 cách cho bé bú không bị nôn trớ mẹ nên biết

Đối với những biểu hiện do vấn đề sinh lý, những cách cho bé bú không bị nôn trớ dưới đây sẽ giúp bố mẹ hạn chế tình trạng này của con.

Giữ bé ở tư thế thẳng đứng sau khi ăn

cách cho bé bú không bị nôn trớ

Giữ bé nằm yên ở tư thế dạ dày hướng xuống dưới để tránh nôn trớ sau ăn

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn như người lớn, bé rất dễ nuốt hơi vào trong khi bú mẹ. Lúc này nếu mẹ đặt con nằm ngay sau khi ăn thì bé sẽ rất dễ nôn trớ. Vỗ ợ hơi cũng là một cách hay để thoát hết phần khí dư thừa trong dạ dày của bé ra ngoài.

Nguyên tắc cơ bản để tránh tình trạng trớ sữa xảy ra là cần phải giữ cho dạ dày của bé hướng xuống dưới. Mẹ hãy cho con ngồi trên đùi mình, với phần đầu ở phía đầu gối, chân hướng về người mẹ, hoặc ôm con theo chiều thẳng đứng. Giữ tư thế này khoáng 15-20 phút trước khi cho bé nằm.

Chia nhỏ cữ bú của trẻ và cho ăn thường xuyên 

cách cho bé bú không bị nôn trớ

Chia nhỏ cữ ăn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay nôn trớ là do bị ép ăn quá no. Mẹ nên nhớ rằng, dung tích dạ dày của bé nhỏ hơn rất nhiều lần ở tháng đầu mới sinh, vì thế, mẹ cần chia nhỏ cữ bú để con hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng trong 1 lần và không bị nôn trớ sau ăn. Cách cho bé bú không bị nôn trớ này được nhiều mẹ áp dụng và đã giảm hẳn tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh bú mẹ và dùng sữa công thức.

Để bé bú theo đúng tư thế chuẩn

cách cho bé bú không bị nôn trớ

Cho con bú đúng tư thế chuẩn để sữa không bị trào ngược khi bú

Tư thế cho bé bú đúng chính là bú từ bầu sữa bên trái trước, sau đó chuyển sang bầu sữa bên phải. Bằng cách cho bé bú không bị nôn trớ này, sữa sẽ được nuốt xuống, giữ tại dạ dày và tuần hoàn tự nhiên mà không bị trào ngược lên trên. Trường hợp mẹ cho con bú bình thì cần giữ bình sao cho phần núm vú luôn ngập sữa, không để bình nằm nghiêng.

Khi đang bú mẹ thấy con khóc thì nên ngừng ngay lại, bởi bé vừa khóc vừa bú có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày và từ đó dễ dàng trào ngược hơn.

Mặc tã bỉm lỏng hơn cho con

cách cho bé bú không bị nôn trớ

Không thay tã cho bé ngay sau khi ăn để tránh con vặn mình nôn trớ

Giúp bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách mặc tã bỉm nới lỏng vùng bụng của trẻ. Khi được cho bú xong, vùng bụng của con không bị ép bởi tã chật và từ đó hạn chế nguy cơ nôn trớ nhiều. Mẹ cũng chú ý không thay tã, bỉm ngay khi con vừa ăn xong, bởi tư thế thay tã bé nằm ngửa sẽ dễ vặn mình trong khi mẹ thay và khiến sữa bị trào ngược.

Pha sữa công thức đúng cách 

cách cho bé bú không bị nôn trớ

Pha sữa đúng cách để con không bị nôn khi ăn

Thay đổi sữa của trẻ sang loại sữa khác không phù hợp cũng gây nôn trớ, pha sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân xảy ra ọc sữa ở trẻ sơ sinh… VÌ vậy, mẹ hãy xem kĩ hướng dẫn và pha sữa đúng theo tiêu chuẩn, không pha quá loãng hoặc quá đặc. Nếu bé nôn trớ quá nhiều, mẹ hãy đổi sang loại sữa khác, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ xem có thể pha sữa đặc một chút được không. Sữa có độ đặc sẽ giảm tần suất trẻ bị trớ nhiều hơn.

Tổng hợp 5 cách cho bé bú không bị nôn trớ mẹ nên biết

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Bên cạnh những cách cho bé bú không bị nôn trớ như trên, mẹ cũng cần tăng cường men vi sinh vào chế độ ăn của trẻ để giúp bé ổn định lại hệ tiêu hóa sau khi nôn trớ nhiều lần. Bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm thiểu nguy cơ trớ sữa, trào ngược do các vấn đề sinh lý một cách hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, BẠN ĐANG THIẾU MÁU CẦN BỔ SUNG SẮT VÀ AXIT FOLIC?

– Infa Biotix chứa 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (LGG) – chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột với hơn 800 nghiên cứu trên thế giới.

– Bổ sung Probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, khóc dạ đề; trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số XNQC: 3549/2020/XNQC-ATTP GIÁ BÁN: 280.000Đ/Lọ

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • 250.000đ/ 1 Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn