Trang chủ » Bé uống sữa bị nôn mẹ phải làm sao

Bé uống sữa bị nôn mẹ phải làm sao

(25/10/2021)

Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi thấy bé uống sữa bị nôn, hiện tượng này có thể lặp lại nhiều lần trong suốt những tháng đầu sau sinh. Biểu hiện sinh lý này được coi là bình thường, khi bé nôn nhưng vẫn tăng cân, khỏe mạnh và không có dấu hiệu bất thường. Để xử lý tình trạng nôn ói của con, mẹ hãy tham khảo những cách sau.

Rate this post

Bé uống sữa bị nôn là bị làm sao?

bé uống sữa bị nôn

Bé có thể bị nôn do vấn đề sinh lý hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhất là ở lứa tuổi sơ sinh thì tình trạng nôn trớ rất dễ xảy ra. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, biểu hiện nôn và buồn nôn là hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. Con có thể nôn khi ăn quá no, cổ họng bị vướng,.. đẫn đến nôn trớ sinh lý, nôn vọt ra ngoài hoặc trớ sữa lên mũi.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ của trẻ khác có thể kể đến như: liên quan đến những bệnh lý như hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, tắc ruột, ngộ độc thực phẩm, virus dạ dày… hay nôn trớ kèm sốt thì có thể bị nhiễm trùng ruột.. bố mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi trẻ nôn trớ như thế nào?

Nếu bố mẹ thấy bé có biểu hiện bất thường đi kèm nôn trớ như đã nêu trên thì nên đưa con đi khám để được kiểm tra kỹ hơn, xử lý triệt để vấn đề của trẻ. Còn nếu bé uống sữa bị nôn do sinh lý thì có thể được cải thiện bằng những cách như sau:

Điều trị mất nước khi bé nôn trớ nhiều

Khi bé bị nôn trớ nhiều lần sẽ rất nhanh dẫn đến tình trạng bị mất nước. Lúc này, việc bố mẹ cần làm ngay chính là bổ sung đủ nước cho con, cố gắng cho bé uống từng chút một. Ngay cả khi con uống vào vẫn bị nôn thì vẫn có một chút nước đã được hấp thụ vào cơ thể. Mẹ nên cho bé dùng dung dịch bù nước và điện giải oresol, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh từng ít một cho đến khi con có thể đi tiểu trở lại.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

bé uống sữa bị nôn

Khi bé bị nôn trớ, mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn của con cho phù hợp

Kể từ lần cuối cùng bé bị nôn sau vài giờ, mẹ hãy cho con ăn theo một chế độ dễ tiêu hóa với thức ăn lỏng, loãng, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu mà không bị quá tải. Không ép con ăn quá nhiều, chỉ cần một chút cháo loãng, nước hoa quả, cam quýt.. bất cứ thứ gì bé thích và có thể ăn được mẹ nên để con ăn. Nhiều bậc phụ huynh kiêng khem quá mức khi thấy con bị nôn và chỉ cho bé ăn những gì bố mẹ nghĩ rằng tốt cho sức khỏe khiến bé dễ chán ăn và bị thiếu chất.

Nếu con vẫn còn trong giai đoạn bú mẹ, mẹ hãy tăng cữ bú lên và cho bé bú từng chút một, sau khi con bú hãy bế đứng bé trong khoảng 15-20 phút, vỗ ợ hơi để con dễ tiêu hơn, tránh bị nôn trớ nhiều lần.

Sử dụng thuốc cải thiện nôn trớ

bé uống sữa bị nôn

Thuốc chống nôn không được sử dụng tùy tiện khi không có chỉ định của bác sĩ

Gặp trường hợp bé hay nôn sau ăn, bé uống sữa bị nôn, tốt nhất bố mẹ nên quan sát kỹ thêm các triệu chứng và thời gian bé nôn để tìm ra cách xử lý phù hợp. Không cho bé uống thuốc chống nôn khi thấy con mới chớm có biểu hiện, bởi nhiều nguyên nhân không được giải quyết bởi thuốc.

Khi bố mẹ thấy con bị nôn và có biểu hiện mất nước, tình trạng nặng không được cải thiện thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ, không tự ý dùng thuốc chống nôn một cách tùy tiện để tránh nguy cơ bị ngộ độc tăng cao hơn.

Uống nước gừng làm ấm bụng giảm nôn trớ

Theo kinh nghiệm dân gian được truyền lại thì sử dụng nước gừng có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau ở dạ dày và đường ruột, từ đó cải thiện biểu hiện nôn trớ sau ăn hiệu quả.

Đối với các bé từ 2 tuổi trở lên, nếu thấy bé nôn trớ nhiều, bố mẹ có thể áp dụng cách pha loãng nước gừng và cho trẻ dùng khi còn ấm và chờ kết quả.

Uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

bé uống sữa bị nôn

Bổ sung men vi sinh là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ của con chính là việc hệ tiêu hóa của bé đang không ổn. Sự mất cân bằng đường ruột khiến cho vi khuẩn có hại phát triển, lấn át vi khuẩn có lợi và gây ra rối loạn tiêu hóa. Bé cần được bổ sung thêm men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn probiotic bảo vệ đường ruột, giảm nhanh những triệu chứng như buồn nôn, nôn trớ, biếng ăn, chán ăn kéo dài…

Bố mẹ hãy thêm vào chế độ dinh dưỡng của con những thực phẩm chức năng có chứa lợi khuẩn nhằm cải thiện tình trạng nôn trớ sau ăn của bé trong thời gian ngắn.

Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ?

bé uống sữa bị nôn

Bé cần được kiểm tra và điều trị ngay nếu không giảm bớt triệu chứng nôn trớ

Bên cạnh những cách xử lý tình trạng nôn trớ của trẻ trên, mẹ cần chú ý quan sát và cho bé đi khám sớm khi thấy con có những dấu hiệu:

  • Bé sơ sinh dưới 12 tuần tuổi nôn trớ nhiều, bé uống sữa bị nôn nhiều hơn một lần
  • Có dấu hiệu mất nước, bố mẹ nghi ngờ con đã ăn uống những thứ gây ngộ độc
  • Có biểu hiện sốt cao, đau đầu, phát ban, lờ đờ mất nhận thức, đau bụng dữ dội..
  • Trong bãi nôn lẫn máu hoặc mật xanh, mật vàng
  • Bé ngủ li bì không có dấu hiệu tỉnh, xanh xao, nôn ói nhiều hơn 8 tiếng đồng hồ

Những cách xử lý trên đây khi bé uống sữa bị nôn, nôn trớ sau ăn sẽ giúp bố mẹ xử lý nhanh khi con gặp phải tình huống này. Hy vọng sau khi thực hiện các biện pháp tăng cường miễn dịch cho con như dùng men vi sinh thêm vào chế độ của bé, hệ tiêu hóa của con sẽ khỏe mạnh hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, BẠN ĐANG THIẾU MÁU CẦN BỔ SUNG SẮT VÀ AXIT FOLIC?

– Infa Biotix chứa 1 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (LGG) – chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột với hơn 800 nghiên cứu trên thế giới.

– Bổ sung Probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, khóc dạ đề; trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số XNQC: 3549/2020/XNQC-ATTP GIÁ BÁN: 280.000Đ/Lọ

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • 250.000đ/ 1 Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn